Những điều kiện kinh doanh tái chế phế liệu quan trọng

Chào Mừng Bạn Đến Với Website Phế Liệu Hiếu Phát Lộc Của Chúng Tôi

Email: phelieuhieuphatloc@gmail.com

HOTLINE: 24/7 0977 264 959
Những điều kiện kinh doanh tái chế phế liệu quan trọng
Ngày đăng: 30/06/2023 09:11 AM

 

     Kinh doanh thu mua phế liệu hiện nay là ngành nghề phổ biến và ít rủi ro được rất nhiều người lựa chọn. Vậy các điều kiện kinh doanh tái chế phế liệu diễn ra như thế nào? Các giấy tờ thủ tục cần thiết cho việc thành lập doanh nghiệp kinh doanh tái chế phế liệu sẽ thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các thông tin cơ bản trong kinh doanh phế liệu qua bài viết dưới đây.

 

 

Tìm hiểu về lĩnh vực kinh doanh tái chế phế liệu

 

     Ngành nghề thu mua kinh doanh phế liệu, tái chế phế liệu phát triển cực kỳ mạnh mẽ. Bên cạnh việc đem đến lợi nhuận cao cho chủ các doanh nghiệp, hộ gia đình lĩnh vực thu mua tái chế phế liệu mang ý nghĩa to lớn để bảo vệ môi trường. Chính vì lĩnh vực này rất phát triển nên điều kiện kinh doanh tái chế phế liệu nhận được rất nhiều sự quan tâm. Ngành nghề kinh doanh dịch vụ nhà hàng sẽ giúp người thu mua có thêm khoản kinh tế, đồng thời giải quyết vấn đề xử lý phế liệu.

 

Điều kiện kinh doanh tái chế phế liệu quan trọng

 

     Trước khi bắt đầu kinh doanh, cùng chúng tôi tìm hiểu các điều kiện kinh doanh tái chế phế liệu. Bởi các điều kiện kinh doanh sẽ giúp bạn thuận tiện khi hoạt động đúng quy định của pháp luật.

 

     Căn cứ vào Luật Bảo vệ Môi Trường, kiện kinh doanh tái chế phế liệu cần phải đáp ứng những vấn đề:

 

     Cơ sở kinh doanh tái chế phải được cấp giấy phép thành lập năm 2014. Đơn vị của bạn cần phải thực hiện cam kết bảo vệ môi trường khi tiến hành kinh doanh.

 

     Phải có giấy phép xác nhận phòng cháy chữa cháy bởi  các cơ quan chức năng. Đảm bảo kho bãi cho việc thu mua phế liệu đạt tiêu chuẩn đã được đề ra.

 

     Dựa theo cơ sở pháp lý luật bảo vệ môi trường, thông tư  26/2015/TT-BTNMT thuộc Bộ tài nguyên nhằm để doanh nghiệp của bạn được cung cấp các giấy phép cần thiết.

 

     Các điều kiện kinh doanh tái chế phế liệu không quá khó nhưng cần phải tuân thủ chính xác. Bởi ngành nghề này sẽ liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường nên cần đáp ứng tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt.

 

 

Đăng ký kinh doanh tái chế phế liệu cần hồ sơ gì?

 

     Điều kiện kinh doanh tái chế phế liệu có thể kinh doanh phế liệu, bạn cần chuẩn bị hồ sơ theo nghị định 78/2015/NĐ-CP. Cụ thể là  các giấy tờ như sau:

 

  • Giấy đề nghị cho việc đăng ký hộ kinh doanh thu mua phế liệu.
  • Bản sao căn cước công dân hay chứng minh nhân dân, hộ chiếu của người đăng ký hộ kinh doanh.
  • Bản sao biên bản họp nhóm cá nhân về thành lập hộ kinh doanh khi hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập.
  • Giấy phép để đáp ứng điều kiện môi trường
  • Giấy phép xác nhận quy định phòng cháy chữa cháy.
  • Bên cạnh giấy tờ, điều kiện kinh doanh tái chế phế liệu trên thì các cá nhân, nhóm cá nhân phải gửi hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.

 

     Khi tiếp nhận hồ sơ, các cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện tiến hành xem xét hồ sơ đầy đủ và cấp Giấy biên nhận. Sau đó sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày.

 

     Nếu trường hợp hồ sơ không được hợp lệ, cơ quan nhận đăng ký kinh doanh sẽ thông báo rõ nội dung phải sửa đổi bằng văn bản cho người đăng ký hồ sơ.

 

Các giai đoạn thành lập cơ sở kinh doanh, tái chế phế liệu 

 

     Bạn đã nắm được các điều kiện kinh doanh tái chế cho doanh nghiệp. Vậy thì quy trình thành doanh nghiệp kinh doanh phế liệu sẽ diễn ra như sau:

 

     Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ đăng ký để hình thành doanh nghiệp. Các giấy tờ cần chuẩn bị gồm có:

 

  • Giấy đăng ký hình thành doanh nghiệp
  • Dự thảo điều lệ công ty
  • Danh sách các thành viên, danh sách cổ đông công ty (công ty có nhiều thành viên).
  • Bản sao công chứng CMND hay thẻ căn cước công dân, Hộ chiếu nếu còn hiệu lực.
  • Giấy chứng nhận ĐKKD hay giấy ĐKDN, các giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền Người đại diện.
  • Quyết định góp vốn đối với  trường hợp thành viên là các tổ chức
  • Giấy uỷ quyền doanh nghiệp khi cho đơn vị khác thực hiện đăng ký.

 

     Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ đầy đủ ở Sở kế hoạch & đầu tư tỉnh hay thành phố trực thuộc. Thời gian xử lý hồ sơ trong vòng 3 ngày làm việc.

 

     Bước 3: Doanh nghiệp đến hẹn sẽ đi nhận kết quả gồm có: giấy chứng nhận đăng ký cho doanh nghiệp, các hồ sơ pháp lý, con dấu doanh nghiệp.

 

Bài viết khác
Zalo
Hotline